Thông tin chung về KKT CK quốc tế Bờ Y
Quyết định thành lập |
Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch Chung tại Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 08/02/2007. |
Phạm vi, ranh giới |
Bao gồm các xã Sa loong, Bờ Y, Đắk Sú, Đắk Dục, Đắk Nông, Đắk Kan và thị trấn Plei Kần thuộc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, có giới hạn như sau: - Phía Bắc giáp huyện Đắk Glei; - Phía Nam giáp huyện Sa Thầy; - Phía Đông giáp huyện Đắk Tô; - Phía Tây giáp Lào và Campuchia.
|
Diện tích |
70.438 ha |
Tính chất |
Là khu kinh tế động lực, trung tâm trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, có quy chế hoạt động riêng, được xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại, đồng bộ; phát triển thành đô thị loại II vùng biên giới, gắn kết với hành lang kinh tế Đông - Tây của khu vực, nhằm khai thác có hiệu quả các điều kiện về địa lý - chính trị - kinh tế - xã hội; có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng |
Mục tiêu phát triển |
Góp phần cụ thể hóa Quyết định số 217/2005/QĐ-TTg v/v ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (sau đây gọi tắt là khu kinh tế): - Xây dựng và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y trở thành vùng động lực, trung tâm liên kết trên hành lang kinh tế Đông - Tây trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. - Xây dựng khu trung tâm, khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y trở thành đô thị biên giới, khai thác có hiệu quả các điều kiện về vị trí địa lý, chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội trong quá trình giao lưu kinh tế Quốc tế để thúc đẩy phát triển kinh tế, phát huy tác dụng lan toả của Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y đối với tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia trong quá trình hội nhập. - Thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn, biên giới và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, văn hoá - xã hội, dân tộc, trật tự an ninh quốc phòng trên cơ sở tạo được nhiều việc làm, thúc đẩy đào tạo, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực. - Tạo điều kiện bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới Quốc gia, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm đoàn kết dân tộc, tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các Quốc gia trong khu vực. - Hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế, phát huy tiềm năng và nguồn lực của Huyện và Tỉnh trong vùng; - Làm công cụ điều phối, kiểm soát phát triển kinh tế xã hội trong khu kinh tế |