nop-cap-lai-va-hieu-dinh-thong-tin-tren-giay-chung-nhan-dang-ky-dau-tu

Nộp, cấp lại và hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Nộp, cấp lại và hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Thủ tục

Nộp, cấp lại và hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trình tự thực hiện

Bước 1. Tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum;

- Địa chỉ: 70 Lê Hồng Phong, phường Quyết Thắng, Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum;

- Thời gian: Sáng: từ 07giờ30’ đến 10giờ30’; Chiều: từ 13giờ30’ đến 16giờ30’các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ hoặc ngày làm việc bù theo quy định).

Bước 2. Công chức làm nhiệm vụ tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum kiểm tra tính đầy đủ và đúng quy định của hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và đúng quy định thì tiếp nhận hồ sơ, (đồng thời phát hành 02 liên Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả / 01 liên giao cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ, 01 liên chuyển kèm theo Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ và được lưu tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum);

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ thông qua việc phát hành và giao Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định thì không tiếp nhận hồ sơ (đồng thời phát hành 02 liên Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ/ 01 liên giao cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ, một liên được lưu tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum).

Bước 3. Tổ chức, cá nhân nộp lại Giấy hẹn trả kết quả và nhận kết quả giải quyết trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

- Thời gian: Từ 07giờ30’ đến 10giờ30’ và từ 13giờ30’ đến 16giờ30’ các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ hoặc ngày làm việc bù theo quy định).

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công.

Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

* Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị mất hoặc bị hỏng

- Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp xin cấp lại (bản chính)

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp bị hỏng (bản chính).

- Tài liệu, giấy tờ chứng minh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị mất (đối với trường hợp mất Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

* Thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không đúng với thông tin tại hồ sơ đăng ký đầu tư

- Văn bản đề nghị hiệu đính thông tin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (bản chính).

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (bản chính).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị mất hoặc bị hỏng).

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không đúng với thông tin tại hồ sơ đăng ký đầu tư).

Đối tượng thực hiện

Nhà đầu tư (tổ chức, cá nhân).

Cơ quan thực hiện

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh

Kết quả

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (cấp lại) hoặc văn bản thông báo từ chối.

Lệ phí

Không.

Tên mẫu đơn, tờ khai

Không.

Yêu cầu, điều kiện

- Áp dụng bắt buộc đối với các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Đầu tư, gồm:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này (Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh; Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên; Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên).

2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

- Đối với trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại khoản 2, Điều 36 Luật Đầu tư, gồm:

a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này (Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC);

c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

 - Trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì nhà đầu tư được tiếp tục thực hiện dự án đầu tư và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có nhu cầu).

Căn cứ pháp lý

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014.

- Nghị định số 118/2015/NĐ-CP, ngày 12/11/2015 của Chính phủ.

- Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT, ngày 18/11/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Tài liệu kèm theo

Tải về tài liệu

Top page Desktop