Cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tục |
Cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam |
Trình tự thực hiện |
Bước 1. Thương nhân nước ngoài trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum; - Địa chỉ: 70 Lê Hồng Phong, phường Quyết Thắng, Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum; - Thời gian: Sáng: từ 07giờ30’ đến 10giờ30’; Chiều: từ 13giờ30’ đến 16giờ30’các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ hoặc ngày làm việc bù theo quy định). Bước 2. Công chức làm nhiệm vụ Bộ phận một cửa tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Kon tum kiểm tra tính đầy đủ và đúng quy định của hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ đầy đủ và đúng quy định thì tiếp nhận hồ sơ, (đồng thời phát hành 02 liên Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả/ 01 liên giao cho thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ, 01 liên chuyển kèm theo Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ và được lưu tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum); - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn thương nhân nước ngoài hoàn thiện hồ sơ thông qua việc phát hành và giao Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ cho thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định thì không tiếp nhận hồ sơ (đồng thời phát hành 02 liên Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ/ 01 liên giao cho thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ, một liên được lưu tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum). Bước 3. Thương nhân nước ngoài nộp đầy đủ phí, lệ phí theo quy định, nộp Giấy hẹn trả kết quả và nhận kết quả giải quyết trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích. - Thời gian: Từ 07giờ30’ đến 10giờ30’ và từ 13giờ30’ đến 16giờ30’ các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ hoặc ngày làm việc bù theo quy định). |
Cách thức thực hiện |
Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công. |
Thành phần, số lượng hồ sơ: |
a. Thành phần hồ sơ bao gồm: * Trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện từ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý khác, hồ sơ bao gồm: - Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký (theo mẫu-bản chính); - Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện gửi Cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đi (theo mẫu), do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký, trừ trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh (Đối với các trường hợp: Không hoạt động trong 01 năm và không phát sinh các giao dịch với Cơ quan cấp giấy phép; Không báo cáo về hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong 02 năm liên tiếp; Không gửi báo cáo (báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền) tới Cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản; Trường hợp khác theo quy định pháp luật); - Bản sao Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp; - Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện nơi chuyển đến (Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện; Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện (Địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật; Văn phòng đại diện, Chi nhánh không được cho mượn, cho thuê lại trụ sở) và quy định pháp luật có liên quan). * Trường hợp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới mọi hình thức, hồ sơ bao gồm: - Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh (theo mẫu) do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
Thời gian giải quyết: |
03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ |
Đối tượng thực hiện: |
Tổ chức, cá nhân (Thương nhân nước ngoài đã được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và thuộc trường hợp quy định tại phần yêu cầu, điều kiện của thủ tục hành chính này). |
Cơ quan thực hiện: |
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh |
Kết quả: |
Giấy phép thành lập văn phòng đại diện |
Lệ phí: |
Lệ phí cấp lại giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Mức thu: 1.500.000 (một triệu năm trăm nghìn) đồng/giấy phép. |
Tên mẫu đơn, tờ khai: |
- Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, đối với trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở (Mẫu MĐ-1 Thông tư số 11/2016/TT-BCT ngày 05/7/2016) - Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện/Chi nhánh, đối với trường hợp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới mọi hình thức (Mẫu MĐ-2 Thông tư số 11/2016/TT-BCT ngày 05/7/2016) - Thông báo chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh (Mẫu TB, Thông tư số 11/2016/TT-BCT ngày 05/7/2016) |
Yêu cầu, điều kiện: |
Thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập văn phòng đại diện trong những trường hợp sau: - Chuyển địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện từ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý khác. - Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới mọi hình thức. |
Căn cứ pháp lý: |
- Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ. - Thông tư số 11/2016/TT-BTC ngày 05/7/2016 của Bộ Công Thương. - Thông tư số 143/2016/TT-BTC ngày 26/9/2016 của Bộ Tài Chính. |
Tài liệu kèm theo |