Công tác giúp đỡ xã kết nghĩa Đắk Ang theo Nghị quyết 04 - Tỉnh Ủy
Đắk Ang là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Ngọc Hồi. Xã có địa hình chia cắt, đất sản xuất phần lớn có độ dốc cao, đường giao thông đi lại khó khăn; đa số bà con là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí hạn chế, còn tồn tại nhiều hủ tục; phương thức canh tác của đồng bào còn lạc hậu, kinh tế phát triển chậm, tỷ lệ hộ nghèo cao. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội có nhiều diễn biến phức tạp...
Đó là câu chuyện của những năm về trước, giờ đây Đắk Ang đã đổi thay rất nhiều trên các lĩnh vực, nhất là trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh; chất lượng hoạt động của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể xã từng được củng cố, nâng cao; các thôn đều có chi bộ, xóa được chi bộ ghép. Trong kết quả đó có sự quan tâm, giúp đỡ của của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đối với xã trong những năm qua.
Những ngày đầu năm 2016, theo chân đoàn công tác của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum lên với xã Đắk Ang. Chặng đường hơn 50km từ cửa khẩu quốc tế Bờ Y lên với xã, chúng tôi được nghe kể nhiều về sự đổi thay nơi đây. Trong đó, câu chuyện về những ngày đầu được giao nhiệm vụ đỡ đầu xã được mọi người trong đoàn công tác chia sẻ nhiều nhất. Thời điểm đó, ngoài việc tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh còn cử cán bộ về xã nắm bắt tình hình, xác định rõ những khó khăn và đưa ra các giải pháp cụ thể để giải quyết những việc khó mà cơ sở chưa giải quyết được. Theo đó, các chủ trương, chính sách của tỉnh về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, thực hiện nếp sống văn hóa ở khu dân cư; vận động các hộ gia đình đưa con em đến trường, không bỏ học giữa chừng; các chủ trương về đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội các cấp được tuyên truyền hiệu quả... Cùng với đó, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum đã tập trung quan tâm giúp đỡ xã về xây dựng thôn (làng) đạt no đủ, vững mạnh, an toàn; hỗ trợ xây dựng các mô hình kinh tế hộ thoát nghèo; các giải pháp trong công tác củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; các chương trình phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền, đoàn thể vững mạnh ; phối hợp với xã cử cán bộ xã tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức về quản lý Nhà nước, lý luận chính trị, khuyến nông; thành lập Tổ công tác và cử cán bộ, công chức giúp đỡ xã tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Đảng ủy, HĐND, UBND xã, thực hiện cải cách thủ tục hành chính; nắm bắt những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; triển khai có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở..... Đến nay, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, bà con đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Đã loại bỏ được những hủ tục lạc hậu; thay đổi tư duy sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển chăn nuôi hiệu quả, chuyển từ sản xuất tự cung, tự cấp sang hàng hóa.
Đắk Ang hiện vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm của tỉnh, của huyện, sự giúp đỡ thiết thực, hiệu quả của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, trong thời gian tới, xã sẽ có thêm nhiều đổi thay, góp phần tạo sự chuyển biến trong đời sống KT-XH, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn.
Hằng năm, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đã tổ chức thăm, tặng quà xã; kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ và giúp đỡ xã Đắk Ang trên các lĩnh vực đời sống. Riêng năm 2015, đã kêu gọi CCVC,LĐ ủng hộ với tổng số tiền 25,9 triệu đồng (Trong đó đã tặng 01 con bò giống sinh sản trị giá 15 triệu đồng cho gia đình A Đóc tại thôn Đăk Rơ Me nuôi, đến nay bò đã sinh bê con và ông A Đóc đã chuyển giao con bò giống này cho hộ gia đình ông A Ving tại thôn Đăk Blái nuôi. Trước đó, năm 2014 Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh cũng đã trao tặng 01 con bò cái sinh sản cho hộ gia đình bà Y Núi (A Brê) ở thôn Đăk Rờ Me nuôi, hiện bò mẹ cũng đã sinh 01 bê con). Ngoài ra, trong năm 2015 BCH công đoàn Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đã kêu gọi CCVC,LĐ trong cơ quan, đơn vị tham đóng góp, ủng hộ cho các hoạt động xã hội với số tiền là: 24.349.000 đồng (Cụ thể: Qũy mái ấm công đoàn: 3.270.000 đồng; Qũy PN&TE nghèo: 1.090.000 đồng; Qũy mái ấm tình thương: 6.540.000 đồng; Đóng góp Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma: 4.290.000 đồng; Qũy chất độc da cam đioxin tỉnh: 1.460.000 đồng; Qũy người khuyết tật và trẻ mồ côi: 1.575.000 đồng; Qũy đền ơn, đáp nghĩa: 4.839.000 đồng; Quỹ khuyến học huyện Ngọc Hồi: 1.285.000 đồng). |
Văn phòng (tổng hợp)