Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum: Ban hành Kết luận về Ðề án phát triển Khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum (BTV TU) đã ban hành Kết luận 212-KL/TU ngày 04/6/2021 về Ðề án phát triển Khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên dịa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 với những mục tiêu chủ yếu sau:
- Tập trung phát triển Khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp; từng buớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nuớc, giải quyết việc làm…Phấn đấu cuối năm 2025 khu vực Công nghiệp và Xây dựng chiếm 32-33% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; góp phần nâng tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả giai đoạn 2021-2025 khoảng 118.000 tỷ đồng.
- Triển khai quy hoạch, bố trí hệ thống khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh đảm bảo hợp lý và đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư. Ðến năm 2030, có 05 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 941,7 ha; 33 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 1.733,2 ha; diện tích Khu kinh tế khoảng 16.000 ha; mỗi huyện có ít nhất 02 cụm công nghiệp.
Tập trung đầu tư và mở rộng diện tích các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở những nơi có hạ tầng đồng bộ, thuận lợi thu hút đầu tư gắn với nâng cao chất luợng, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tham gia vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Phấn đấu nâng cao tỷ lệ lấp đầy các khu chức năng trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đuợc thành lập mới đến năm 2025 tối thiểu đạt 60%; năm 2030 là 90%; phấn đấu 100% khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nuớc thải tập trung đạt tiêu chuẩn theo quy định truớc khi hoạt động.
Kết luận của BTV TU đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện thời gian tới là:
- Nâng cao hiệu quả công tác lập quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đảm bảo các khu, cụm công nghiệp là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của từng huyện, thành phố. Trong đó, chú trọng quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp tại các địa phuong có điều kiện thuận lợi như: Thành phố Kon Tum, huyện Ðăk Hà. Ðiều chỉnh quy hoạch sử dụng đất làm cơ sở xác định quỹ đất cho phát triển khu, cụm công nghiệp, nhất là quy hoạch và thu hồi diện tích đất của Nhà nuớc cho Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum thuê trồng cây cao su đến thời kỳ tái canh.
- Nghiên cứu, triển khai các mô hình Khu công nghiệp hiện đại, nhất là các mô hình "Khu công nghiệp tổng hợp", "Khu công nghiệp thông minh", "Khu công nghiệp sinh thái"..., gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ môi truờng. Có giải pháp tăng tính kết nối trong hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong Khu kinh tế tỉnh, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và giữa các Khu kinh tế tỉnh, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo chuỗi cung ứng để tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến phát triển.
- Huy động, khai thác có hiệu quả các nguồn lực (nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ, nguồn ngân sách địa phương, nguồn vốn của doanh nghiệp...) để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Trong dó tiếp tục huy động vốn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm hạ tầng thiết yếu trong Khu kinh tế tỉnh để phát triển mạnh kinh tế cửa khẩu, kinh tế biên mậu. Thu hút đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp gắn với thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.
- Có cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi và khuyến khích phù hợp với quy định của pháp luật dể thu hút đầu tư vào Khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đẩy mạnh thu hút đầu tư vào linh vực hạ tầng thương mại, dịch vụ, các dự án hậu cần xuất nhập khẩu (Logistics) tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tăng cuờng kết nối giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp; hỗ trợ đào tạo nghề và cung ứng lao dộng tại chỗ, lao động có tay nghề, chuyên môn cao phục vụ cho nhu cầu sử dụng lao động tại Khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.
- Tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về thu hồi đất, đẩy nhanh tiến độ bồi thuờng, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch thực hiện quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư. Trước mắt, đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất đầu tư kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Sao Mai và một số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu có giải pháp phù hợp về thời gian thuê đất, hình thức trả tiền thuê đất tại Khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, gắn với tăng cuờng kiểm tra, rà soát hiệu quả sử dụng đất để nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, tuyệt đối không để tình trạng thuê đất dài hạn mà không thực hiện dự án.
- Tăng cường công tác về quản lý nhà nuớc về đầu tư, phát triển Khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; thường xuyên theo dõi, giám sát, tổ chức thanh tra, kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng môi truờng đầu tư, kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, hạ tầng Khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tăng cuờng công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ môi truờng, đảm bảo các dự án khi đưa vào hoạt động phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về bảo vệ môi truờng theo quy định của Luật Bảo vệ Môi truờng. Ðồng thời nghiên cứu quy hoạch vị trí các khu, cụm công nghiệp xa dân cư để tránh ô nhiễm.
Hoàng Văn Kiều - Phòng QLĐT