Đề án phát triển du lịch cột mốc biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN:
1. Quan điểm:
- Phát triển du lịch khu vực cột mốc quốc giới chung 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia gắn với các điểm, tuyến, tour du lịch trong tỉnh Kon Tum kết nối với các tỉnh Nam Lào, Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và các tỉnh miền trung Việt Nam.
- Phát triển du lịch khu vực cột mốc quốc giới chung 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia góp phần thúc đẩy sự phát triển Khu kinh tế cửa khẩu nói riêng và tỉnh Kon Tum nói chung và đảm bảo an ninh biên giới.
- Phát triển du lịch khu vực cột mốc quốc giới chung 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực.
a) Mục tiêu tổng quát:
Khai thác tiềm năng lợi thế vị trí cột mốc quốc giới chung 3 nước để hình thành và phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ngọc Hồi theo quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần nhóm ngành dịch vụ, du lịch.
Phát triển du lịch nhằm đóng góp tích cực vào quá trình thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ngọc Hồi nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung, góp phần quan trọng vào việc xoá đói giảm nghèo, giữ vững quốc phòng an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội.
b) Mục tiêu cụ thể về du lịch, dịch vụ:
- Phấn đấu năm 2025 huyện Ngọc Hồi đón khoảng: 65.000-80.000 lượt khách.
- Lượng khách đến cột mốc quốc giới chung 3 nước đạt khoảng 90% trên tổng số lượng khách du lịch đến Ngọc Hồi - Tương đương khoảng 58.500 - 72.000 lượt khách.
- Ngày lưu trú bình quân của khách du lịch quốc tế và của khách nội địa trung bình từ 2-4 ngày.
- Thu nhập du lịch: Thu nhập xã hội từ du lịch năm 2011 đạt 99,072 đồng lên khoảng 310 tỷ đồng vào năm 2015 vàkhoảng 730 tỷ đồng đến năm 2020. Trong đó, phấn đấu đạt 40-45% doanh thu từ du khách du lịch quốc tế.
- Nguồn nhân lực phục vụ du lịch([2]):
+ Năm 2015 toàn tỉnh có 5.358 lao động, trong đó huyện Ngọc Hồi 1.340 lao động.
+ Năm 2020 toàn tỉnh có 10.950 lao động, trong đó huyện Ngọc Hồi 2.800 lao động.
- Số phòng lưu trú trên địa bàn huyện Ngọc Hồi:
+ Năm 2015 toàn tỉnh có 1.116 phòng, trong đó huyện Ngọc Hồi có 350 phòng.
+ Năm 2020 toàn tỉnh có 2.028 phòng, trong đó huyện Ngọc Hồi có 700 phòng.
- Tỷ lệ khai thác phòng lưu trú đạt trên 61%.
Đ/c Phạm Thanh Hà, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cùng lãnh đạo các sở ngành và doanh nghiệp thăm cột mốc ba biên
II. Nội dung của đề án
1. Về phát triển các tuyến du lịch, các loại hình du lịch
- Phát triển các điểm, tuyến du lịch, tuor du lịch
- Phát triển các loại hình du lịch
- Phát triển sản phẩm du lịch
2. Về đầu tư xây dựng
- Khu điều hành
- Khu mua sắm hàng lưu niệm
- Khu vui chơi, giải trí - công viên rừng - kết hợp tham quan
- Các công trình văn hoá tâm linh
- Các dự án đầu tư hạ tầng
- Đào tạo nguồn nhân lực
- Nguồn vốn thực hiện
III. HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, AN NINH QUỐC PHÒNG:
1. Hiệu quả về kinh tế: Tạo lập được một sốcông trình hạ tầng thiết yếu trong khu kinh tế nói chung và khu vực cột mốc 3 biên nói riêng, làm điểm nhấn tại khu vực cột mốc quốc giới chung 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia;nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan trên địa bàn huyện Ngọc Hồi và tham quan, du lịch tại khu vực cột mốc quốc giới chung 3 nước. Góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương.
2. Hiệu quả về xã hội: Tạo cơ hội để khách du lịch biết nhiều hơn về Kon Tum nói chung và về Ngọc hồi nói riêng trong đó có khu vực cột mốc; khi có con người thì sẽ kéo theo sản xuất kinh doanh các sản phẩm hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của du khách và nhân dân địa phương.
3. Về an ninh quốc phòng:
- Vừa phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Tăng cường quan hệ phối hợp giữa các lực lượng Công an, Biên phòng của các tỉnh vùng biên; sớm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các thế lực thù địch xâm nhập trái phép biên giới của mỗi nước.
IV. Giải pháp thực hiện
1. Giải pháp xúc tiến đầu tư, du lịch:
- Công tác xúc tiến đầu tư:
+ Lập các dự án kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp, dân cư;
+ Tổ chức các chương trình hội thảo, hội nghị gắn với các sự kiện của quốc gia, của vùng và của tỉnh.
+ Tăng cường làm việc với các Bộ, ngành trung ương, các đối tác trong và ngoài nước, tìm kiếm cơ hội về nguồn vốn đầu tư.
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá tiềm năng du lịch bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
Hội nghị giới thiệu tiềm năng và xúc tiến đầu tư vào Khu kinh tế tỉnh Kon Tum
2. Giải pháp về cơ chế chính sách:
- Chính sách về thuế: (Áp dụng cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư về thuế cho các dự án đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu...).
- Chính sách giao đất, cho thuê đất phục vụ phát triển du lịch: (Áp dụng các chính sách miễn, giảm tiền thuê đất cho các dự án đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu...)
- Chính sách hợp tác vùng, liên vùng, liên quốc gia về phát triển du lịch.
3. Giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư:
Để đề án có tính khả thi, hoàn thành mục tiêu đề ra, cần có kế hoạch tranh thủ nguồn hỗ trợ tài chính từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế và huy động các nguồn tài chính từ doanh nghiệp và dân cư. Cụ thể:
- Tranh thủ, tăng cường nguồn vốn từ ngân sách cho đầu tư phát triển du lịch.
+ Ngân sách Trung ương.
+ Ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã).
- Nguồn vốn ODA: JICA, ADB,...
- Nguồn vốn huy động doanh nghiệp và dân cư.
4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
- Rà soát đánh giá số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực du lịch đối với lao động thuộc các dân tộc thiểu số tại chỗ.
+ Tổ chức gửi đi tạo tạo tại các trường nghiệp vụ du lịch; Đào tạo bồi dường các lớp song ngữ Việt - Anh, Việt - Campuchia, Việt - Lào;
5. Giải pháp bảo vệ an ninh biên giới, bảo vệ môi trường du lịch
- Về bảo vệ an ninh biên giới
+ Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm ổn định chính trị - xã hội để triển khai đề án khai thác du lịch khu vực cột mốc quốc giới chung 3 nước; tạo chuyển biến sâu sắc nhận thức của nhân dân trong vùng về tình hình an ninh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
- Về bảo vệ môi trường du lịch
+ Thực hiện đồng bộ các giải pháp về tổ chức quản lý, về quy hoạch, về tuyên truyền và giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng dân cư về bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch.
6. Giải pháp về đất đai:
- Nhà nước sẽ thu hồi đất và giao đất sạch cho các nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư để khai thác và phát triển du lịch tại khu vực cột mốc theo đề án được duyệt.
7. Giải pháp về công tác quản lý.
- Tăng cường năng lực quản lý của Sở chuyên ngành, các cấp chính quyền đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành du lịch.
V. Tổ chức thực hiện:
1. Tiến độ thực hiện:
- Xây dựng, phê duyệt đề án hoàn thành năm 2012.
- Triển khai thực hiện đề án: Từ năm 2013.
- Phân kỳ đầu tư:
* Giai đoạn 1: (Từ 2013 - 2015)
- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (Trồng rừng sinh thái kết hợp công viên; Xây dựng đường giao thông nội bộ; Đường lên cột mốc; Thông tin liên lạc; và các công trình phụ trợ khác)
* Giai đoạn 2: (Sau năm 2015)
- Dự án đường đến cửa khẩu Kontuinias.
- Các công trình phục vụ vui chơi, giải trí.
- Các công trình phục vụ du lịch sinh thái, tâm linh.
- Dự án trồng rừng sinh thái kết hợp công viên.
- Một số công trình khác.
2. Tổ chức thực hiện:
- Cơ quan quyết định phê duyệt và chỉ đạo triển khai thực hiện đề án: UBND tỉnh Kon Tum.
- Cơ quan thực hiện: Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh, Sở Văn hoá thể thao và Du lịch, UBND huyện Ngọc Hồi và các Sở, Ban, Ngành, huyện, thành phố có liên quan, các doanh nghiệp, nhà đầu tư có quan tâm.
([1]) QHTTPTKT-XH huyện Ngọc Hồi đang trình thẩm định, phê duyệt.
([2]) QHTT phát triển Du lịch (điều chỉnh) tỉnh Kon Tum giai đoạn 2008-2015, định hướng đến năm 2020 (QĐ số 644/QĐ-UBND, ngày 07/7/2008).