title

Quy hoạch chung KCN Bờ Y

Quy hoạch chung KCN Bờ Y

Kon Tum là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới của Tây nguyên, được thành lập lại vào tháng 10/1991, có tổng diện tích tự nhiên 9.614,4 km2 trong đó đất có độ dốc 250º trở lên chiếm 54,76%, dân số khoảng 308.915 người.
 Kon Tum là một trong những tỉnh có dân số và mật độ dân số thấp nhất cả nước, sản xuất nông nghiệp còn chiếm một tỷ trọng cao, điều kiện về cơ sở hạ tầng cho phát triển các KCN hầu như không có.

Bên cạnh đó, Kon Tum nằm trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia vì thế Kon Tum phát huy được lợi thế trong quan hệ kinh tế giữa ba nước, hợp tác phát triển các lĩnh vực chủ yếu; xây dựng các chương trình, dự án hợp tác; liên kết hỗ trợ nhau, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mỗi tỉnh, mỗi nước vào mục tiêu thúc đẩy phát triển nhanh, tăng cường hợp tác kinh tế giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Trong những năm gần đây, nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương và sự phấn đấu vươn lên của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Kon Tum. Tỉnh Kon Tum đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, xã hội và môi trường.

Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (Khu kinh tế) có 01 cửa khẩu Quốc tế với Lào và 01 của khẩu phụ với Campuchia nên Khu kinh tế là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong khu vực, là điểm nhấn trong chiến lược liên kết nhằm tạo cơ hội hợp tác, phát triển giữa các nước. Trong những năm tới, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y được ưu tiên đầu tư vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật, do đó hướng phát triển công nghiệp chủ yếu của Khu kinh tế là tập trung phát triển các ngành công nghệ tiên tiến và công nghệ hiện đại tạo ra được nhiều sản phẩm mũi nhọn có chất lượng, có giá trị cao, có đủ cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Phát triển các ngành công nghệ cao, công nghiệp bổ trợ, cơ khí chế tạo đặc biệt các ngành công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ như nguyên liệu từ nông lâm nghiệp, chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng … có khả năng thu hồi vốn nhanh và có cơ hội chọn đối tác đầu tư từ bên ngoài vào.

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển các khu công nghiệp trong việc thu hút đầu tư và tác động của nó đối với sự phát triển công nghiệp là hướng phát triển bền vững và tất yếu trong công cuộc phát triển công nghiệp của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

Việc lập đồ án Quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 Khu công nghiệp Bờ Y là hết sức cần thiết và là cơ sở pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý đầu tư và xây dựng theo quy hoạch, đồng thời là cơ sở triển khai các bước lập Quy hoạch chi tiết khác.

Trong những năm qua Công nghiệp - tiểu thủ Công nghiệp và ngành nghề nông thôn được duy trì và phát triển khá hơn trên các lĩnh vực với nhiều loại ngành nghề, huy động được nguồn lực vào đầu tư sản xuất Kinh doanh, góp phần tích cực và sự phát triển Kinh tế của Tỉnh.

 Mục tiêu cụ thể: 

Góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế một cách căn bản của tỉnh, nâng cao tỷ trọng sản xuất công nghiệp - xây dựng - dịch vụ.

Góp phần thúc đẩy quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội trong khu vực, thu hút đầu tư và xúc tiến thương mại trong toàn vùng.

Thúc đẩy qua trình đô thị hoá, phân bố dân cư đồng đều trên địa bàn với những khu dân cư hiện đại, hạ tầng đồng bộ và cảnh quan hài hoà.

Bên cạnh đó còn làm căn cứ pháp lý để đầu tư xây dựng và làm cơ sở cho công tác quản lý xây dựng, quản lý đất đai trên địa bàn.

Khai thác quỹ đất dữ trữ phát triển cho tương lai, tạo vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, phục vụ nhu cầu phát triển mở rộng khu công nghiệp, tái định cư cho các hộ bị giải toả bởi các dự án trong khu vực và phục vụ nhu cầu thu hút đầu tư dịch vụ Thương mại trong khu vực.

Mục tiêu chung: 

 Xây dựng một khu công nghiệp tập trung hiện đại đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư, thu hút đầu tư phát triển sản xuất và kinh tế xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế khu vực, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh;

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP toàn Tỉnh.

Phát triển công nghiệp theo hướng tập trung từng khu vực, từng ngành nghề cụ thể nhằm tận dụng và khai thác tốt nguồn nguyên liệu tại địa phương, tận dụng cơ sở hạ tầng, cũng như thúc đẩy công nghiệp phụ trợ, công nghiệp dịch vụ từng khu vực này phát triển.

Đầu tư phát triển theo hướng công nghệ ngày càng hiện đại, tập trung phát triển những ngành có lợi thế của tỉnh như chế biến vật liệu xây dựng, nông - lâm - thuỷ sản và những ngành triển vọng như: công nghiệp phụ trợ, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sạch, công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phục vụ dịch vụ, công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, mỹ nghệ... Đặc biệt, chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng công nghiệp tạo tiềm lực mạnh thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, là nền tảng vững chắc để phát triển ngành công nghiệp tỉnh Kon Tum.

Thực hiện tốt việc quy hoạch phát triển chung của ngành, cũng như hoàn thiện các cơ chế chính sách đảm bảo khai thác được mọi nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư lĩnh vực công nghiệp, nhất là nguồn nội lực trong tỉnh.

Tạo nguồn thu cho ngân sách, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, thu hút vốn đầu tư, đa dạng hoá các ngành công nghiệp trong khu vực.

Hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế, phát huy tiềm năng và nguồn lực của Huyện và Tỉnh trong vùng;

Từ khóa:

Top page Desktop