Thể lệ cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật trực tuyến" năm 2018
I. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI
Người Việt Nam ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài.
II. PHẠM VI
Cuộc thi được tổ chức công khai, rộng rãi trên phạm vi cả nước.
III. NỘI DUNG THI
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các hành vi bị cấm và chế tài xử lý; nội dung chính sách pháp luật có tác động trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực sau đây:
1. Cuộc thi thứ nhất: Tìm hiểu pháp luật về phòng cháy chữa cháy (Dự kiến lựa chọn các nội dung tại Điều 4; Điều 5; Điều 13; Điều 16, Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 33; Điều 36 của Luật).
2. Cuộc thi thứ hai: Tìm hiểu quy định của pháp luật về hình sự, xử lý vi phạm hành chính liên quan đến người chưa thành niên, trẻ em (Dự kiến lựa chọn các quy định của Bộ luật hình sự 2017 liên quan đến người chưa thành niên: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12; khoản 3 Điều 14); Nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi (Điều 41); Các biện pháp giám sát, giáo dục (Mục 2, Điều 92-Điều 95, Điều 98; Điều 96; Điều 101; Điều 106; Điều 107; Điều 134; Điều 144; Điều 145; Điều 147…).
3. Cuộc thi thứ ba: Tìm hiểu quy định của Luật trẻ em (Điều 6, Điều 30; Điều 70-Điều 73); Bộ luật tố tụng hình sự (Điều 76; chương 2; Điều 414; Điều 417; Điều 419-Điều 423; Điều 426); Bộ luật dân sự (Điều 21; Điều 586); Bộ luật tố tụng dân sự (Điều 69); Luật trợ giúp pháp lý (Điều 7); Luật thi hành tạm giữ, tạm giam (Điều 33, Điều 34).
4. Cuộc thi thứ tư: Tìm hiểu quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin (Dự kiến lựa chọn các nội dung: Thông tin công dân không được tiếp cận (Điều 6); Thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện (Điều 7); Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp cận thông tin (Điều 8); Các hành vi bị cấm (Điều 11); Thông tin phải được công khai (Điều 17)).
5. Cuộc thi thứ năm: Tìm hiểu quy định Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước (Dự kiến lựa chọn các nội dung tại Điều 4, Điều 5; Điều 6, Điều 7, Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 32; Điều 46 của Luật).
IV. HÌNH THỨC THI
1. Cách thức đăng ký dự thi
Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức thi trực tuyến trên Trang thông tin Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp. Thi bằng tiếng Việt, thí sinh tham gia dự thi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trực tiếp trên máy vi tính hoặc các thiết bị điện tử khác có kết nối internet (máy tính bảng, điện thoại thông minh) theo phần mềm bộ đề câu hỏi được thiết kế sẵn với nhiều cấp độ (từ dễ đến khó). Số lượng câu hỏi trong một phần thi online là 10 câu hỏi. Một phần thi online/1 người dự thi kéo dài tối đa 30 phút.
Thí sinh đăng ký tham gia thi trực tiếp trên website: www.http://pbgdpl.moj.gov.vn. Để được dự thi, thí sinh cần hoàn thành việc cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin theo hướng dẫn tại website.
- Thông tin người dự thi đăng ký sẽ là căn cứ để Ban Tổ chức Cuộc thi xét và trao giải. Người dự thi có thể tham gia thi nhiều lần.
- Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ không công nhận kết quả đối với người dự thi khi có bất kỳ trường thông tin đăng ký nào sai lệch với thực tế.
2. Cách thức thi, cách tính điểm
Mỗi Cuộc thi có 10 câu hỏi, trong đó có 09 câu hỏi trắc nghiệm và 01 câu dự đoán số người trả lời đúng. Bài thi chỉ được coi là hợp lệ khi người dự thi trả lời đủ 10 câu hỏi.
2.1. Câu hỏi trắc nghiệm
Người dự thi trả lời 09 câu hỏi (06 câu hỏi trực tiếp; 03 câu hỏi tình huống) về nội dung trong các văn bản pháp luật có liên quan đến chủ đề của Cuộc thi.
2.2. Câu hỏi phân loại
Tại câu số 10 trong bài thi, người dự thi phải dự đoán số người trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm trong bài thi.
2.3 Cách tính điểm
Người đạt giải là người trả lời đúng nhiều câu hỏi trắc nghiệm nhất.
Trường hợp nhiều người dự thi có số câu trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm bằng nhau thì người nào trả lời câu số 10 đúng hoặc gần đúng nhất sẽ đạt giải theo thứ tự từ cao đến hết.
Trường hợp nhiều người dự thi có số câu trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm bằng nhau, trả lời câu số 10 đúng hoặc gần đúng nhất trùng nhau thì ưu tiên người gửi bài thi sớm hơn. Việc chọn bài thi đạt giải do Ban Tổ chức quyết định. Quyết định của Ban Tổ chức là quyết định cuối cùng.
V. THỜI GIAN THI
1. Cuộc thi lần thứ nhất: Tổ chức trong tháng 6, 7 năm 2018
2. Cuộc thi lần thứ hai: Tổ chức trong tháng 7, 8 năm 2018
3. Cuộc thi lần thứ ba: Tổ chức trong tháng 8, 9 năm 2018
4. Cuộc thi lần thứ tư: Tổ chức trong tháng 9, 10 năm 2018
5. Cuộc thi lần thứ năm: Tổ chức trong tháng 10, 11 năm 2018
Mỗi Cuộc thi sẽ diễn ra trong vòng 30 ngày. Thời gian thi cụ thể (thời gian bắt đầu và kết thúc mỗi Cuộc thi) sẽ được thông tin trên Trang thông tin Phổ biến, giáo dục pháp luật, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp.
V. GIẢI THƯỞNG
Giải thưởng mỗi Cuộc thi gồm 01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba.
- Giải nhất: 1.000.000 đồng/giải (Một triệu đồng/giải);
- Giải nhì: 700.000 đồng/giải (Bảy trăm nghìn đồng/giải);
- Giải ba: 500.000 đồng/giải (Năm trăm nghìn đồng/giải).
Người đạt giải được Ban Tổ chức cuộc thi cấp Giấy chứng nhận đạt giải.
THÔNG TIN LIÊN HỆ BAN TỔ CHỨC
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, 58-60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội, điện thoại: 024.62739471.
Hỗ trợ về kỹ thuật:
+ Điện thoại: 024.62739471.
+ Email: pbgdpl@moj.gov.vn.