mot-so-phuong-thuc-thu-doan-cua-cac-doi-tuong-lua-dao-tren-khong-gian-mang

Một số phương thức, thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo trên không gian mạng

Một số phương thức, thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo trên không gian mạng

Article

Hiện nay, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp, với phương thức, thủ đoạn tinh vi, rất khó khăn cho việc phát hiện, phòng ngừa, bắt giữ, xử lý. Thời gian qua, các loại tội phạm sử dụng không gian mạng, phương tiện điện tử lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra phức tạp, tập trung chủ yếu vào các phương thức, thủ đoạn sau:

1. Các đối tượng  giả danh là nhân viên bưu điện,  ngân  hàng  gọi điện  thông báo nợ cước viễn thông, nợ ngân hàng quá hạn; hoặc giả danh là cán bộ công an, kiểm sát, tòa án... thông báo bị hại có liên quan đến các vụ án đang bị điều tra; đe dọa nhằm khai thác thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, sau đó yêu cầu chuyển toàn bộ tiền trong tài khoản của bị hại vào các tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp để chiếm đoạt.

2. Các đối tượng  lập  các  tài  khoản  mạng  xã  hội (Facebook, Zalo...) hoặc chiếm quyền quản trị (hack) tài khoản của bị hại rồi nhắn tin, lừa người thân, bạn bè của chủ tài khoản chuyển tiền cho đối tượng sau đó chiếm đoạt.

3. Lừa đảo thông qua việc tham gia đầu tới, mua – bán, giao dịch các loại “tiền ảo”, “tiền  kỹ thuật  số”, “tiền mã hóa” (Bitcoin, Etherum, USDT...) trên các sàn giao  dịch  quyền  chọn  nhị phân  (Binary  Option-Bo), sàn đầu tư ngoại  hối... gắn mác giấy phép hoạt động của nước ngoài, kèm theo các lời cam đoan, hứa hẹn lợi nhuận  lớn,  bảo  hiểm  vốn... Khi huy động được lượng tiền đủ lớn, các đối tượng chủ sàn sẽ can thiệp hoặc đánh sập hệ thống để chiếm đoạt toàn bộ số tiền của nhà đầu tư.

4. Tuyển cộng tác viên làm các nhiệm vụ chuyển tiền thanh toán các đơn hàng tăng tương tác, doanh số... theo các đơn hàng bất  kỳ mà  chúng  gửi,  hứa  hẹn  trả tiền công và lợi nhuận cao. Sau khi tạo dựng niềm tin cho bị hại bằng một số đơn hàng giá trị nhỏ thanh toán hoa hồng đầy đủ, chúng yêu cầu bị hại thanh toán đơn hàng giá trị lớn hơn, sau đó đưa ra các lý do người cộng tác vi phạm quy định như lỗi  sai  cú  pháp,  quá  hạn... và yêu cầu  bị hại  chuyển  thêm  nhiều  lần  tiền để bảo lãnh, xác minh tài khoản ... thì mới cho rút lại tiền gốc và lãi. Đối tượng đưa bị hại vào tình trạng muốn lấy lại tiền, tiếc tiền nên phải theo cho đến khi hết khả năng thanh toán thì mới biết bị lừa.

Đáng chú ý, thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng như: Sử dụng thông tin, hình ảnh của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn để kêu gọi đầu tư trên không gian mạng nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản theo hình thức đa cấp; mạo danh các  tập đoàn, doanh nghiệp lớn để lừa đảo, thu lợi bất chính bằng thủ đoạn mời chào tuyển dụng việc làm.

(theo hướng dẫn của Đảng uỷ khối cơ quan và Doanh nghiệp tại Công văn số 66-CV/BTGĐUK, ngày 14-8-2023 của Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối)

Ban biên tập trang thông tin điện tử 

Top page Desktop