ke-hoach-ve-viec-thuc-hien-de-an-tuyen-truyen-pho-bien-trong-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-va-nhan-dan-ve-noi-dung-cua-cong-uoc-chong-tra-tan-va-phap-luat-viet-nam-ve-phong-chong-tra-tan-nam-2020

Kế hoạch về việc thực hiện đề án "tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của công ước chống tra tấn và pháp luật việt nam về phòng, chống tra tấn" năm 2020

Kế hoạch về việc thực hiện đề án "tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của công ước chống tra tấn và pháp luật việt nam về phòng, chống tra tấn" năm 2020

Article

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum ban hành kế hoạch số 33/KH-BQLKKT ngày 17/4/2020 về về việc thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn" năm 2020, nội dung như sau:

Thực hiện Kế hoạch số 901/KH-UBND, ngày 23/3/2020 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn" năm 2020 trên địa bàn tỉnh.

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh (BQLKKT tỉnh) xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

- Phổ biến sâu rộng nội dung Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước chống tra tấn) và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lao động cơ quan; giáo dục, bồi dưỡng ý thức tôn trọng và chấp hành Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn.

- Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến phải đúng mục tiêu, bám sát các nội dung của Đề án và phải theo yêu cầu thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với các đối tượng, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, có chất lượng và hiệu quả; có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho tập thể, cá nhân chịu trách nhiệm triển khai thực hiện.

- Quá trình triển khai cần có sự kết hợp các hoạt động của Đề án với việc thực hiện các Chương trình, Đề án, Kế hoạch khác về phổ biến, giáo dục pháp luật đang được triển khai tại cơ quan nhằm tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực.

II. NỘI DUNG.

1. Đối tượng: Cán bộ, công chức, viên chức, lao động cơ quan, nhân dân trên địa bàn KKT, KCN, CCN.

2. Nội dung phổ biến:

a) Nội dung cơ bản của Công ước chống tra tấn, các văn bản của Việt Nam về việc phê chuẩn, triển khai thực hiện Công ước chống tra tấn;

b) Các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn hoặc liên quan đến phòng, chống tra tấn, gồm:

- Các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhất là các quyền, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến phòng, chống tra tấn;

- Các quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; các tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự liên quan đến các hành vi tra tấn; các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo để bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền con người và phù hợp với yêu cầu của Công ước chống tra tấn;

- Nội dung cơ bản của Luật Thi hành án hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định pháp luật về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức bảo đảm tôn trọng quyền con người khi thi hành công vụ liên quan đến phòng, chống tra tấn;

- Các quy định pháp luật về bạo lực tại nơi làm việc, bạo lực giới, bạo lực gia đình, bạo lực với trẻ em và các đối tượng yếu thế phù hợp với Điều 16 của Công ước chống tra tấn;

- Các quy định, chính sách dự kiến sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, ban hành mới trong quá trình hoàn thiện thể chế, chính sách về phòng, chống tra tấn;

c) Các hành vi tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; các biện pháp nghiệp vụ mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được áp dụng trong quá trình tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và các quy định có liên quan;

d) Tình hình phòng ngừa, đấu tranh, xử lý của các cơ quan nhà nước đối với hành vi tra tấn, đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người.

3. Hình thức phổ biến:

a) Phổ biến pháp luật trực tiếp (tổ chức hội nghị tập trung để giới thiệu các nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn hoặc thông qua các cuộc họp cơ quan, đoàn thể để phố biến, quán triệt các nội dung liên quan đến Công ước chống tra tấn).

b) Thông qua hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, khai thác Tủ sách pháp luật, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tra tấn; thông qua các hoạt động đối ngoại...

c) Cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật, niêm yết các văn bản pháp luật tại trụ sở cơ quan, các đơn vị trực thuộc.

d) Thông qua các phương tiện truyền thông như đăng tải trên Trang thông tin điện tử của BQLKKT tỉnh và hệ thống Văn phòng điện tử Ioffice;

III. THAM GIA MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN:

1. Đăng tải trên Trang thông tin điện tử của cơ quan các loại tài liệu phổ biến nội dung Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn cho cán bộ, công chức, viên chức, lao động, đảm bảo thiết thực, phù hợp với yêu cầu thực tế công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan, đơn vị nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu, vận dụng và giám sát việc thực thi Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn.

- Đơn vị thực hiện: Ban Biên tập Trang TTĐT cơ quan, Văn phòng.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

2. Cử cán bộ, công chức, báo cáo viên pháp luật của cơ quan tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn, quán triệt, giới thiệu, phổ biến nội dung Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn.

- Đơn vị thực hiện: Văn phòng tham mưu lãnh đạo Ban cử đối tượng tham dự theo đúng quy định.

- Thời gian thực hiện: Khi có Kế hoạch tổ chức của tỉnh, Sở Tư pháp.

3. Phát động cán bộ, công chức, viên chức, lao động tham gia hưởng ứng, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến về nội dung Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn theo Kế hoạch.

- Đơn vị thực hiện: Các Phòng, đơn vị trực thuộc; BCH các đoàn thể.

- Thời gian thực hiện: Khi có Kế hoạch tổ chức của Bộ Tư pháp, của tỉnh, của Sở Tư pháp.

4. Bổ sung sách, tài liệu pháp luật, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tra tấn cho Tủ sách pháp luật.

- Đơn vị thực hiện: Văn phòng, các Phòng, đơn vị trực thuộc.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Các phòng, đơn vị trực thuộc có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ trong Kế hoạch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình.

2. Văn phòng BQLKKT tỉnh theo dõi, tổng hợp, tham mưu lãnh đạo Ban chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung của Kế hoạch; định kỳ báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) theo quy định./.

Xem Kế hoạch thực hiện tại đây

BBT trang thông tin điện tử

Top page Desktop