ke-hoach-thuc-hien-chuong-trinh-phat-trien-ha-tang-thuong-mai-bien-gioi-viet-nam-den-nam-2025-tam-nhin-den-nam-2030-cua-tinh-kon-tum

Kế hoạch Thực hiện Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Kon Tum

Kế hoạch Thực hiện Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Kon Tum

Article

Ngày 09/6/2021, UBND tỉnh ban hành kế thoạch Thực hiện Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Kon Tum, cụ thể như sau:

1. Mục tiêu tổng quát

Thúc đẩy hợp tác phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới giữa tỉnh Kon Tum với các tỉnh biên giới giáp Lào và Campuchia nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương các bên; thu hút các nhà đầu tư, khuyến khích xã hội hóa đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại biên giới. Tăng cường mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, văn hóa - xã hội giữa tỉnh Kon Tum với tỉnh Attapư, Sê Kông - Lào và tỉnh Kon Tum với tỉnh Ratanakiri - Campuchia, góp phần nâng cao đời sống cư dân khu vực biên giới; đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

a) Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phát triển và quản lý hạ tầng thương mại biên giới

- Phối hợp hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và phát triển hạ tầng thương mại biên giới; nâng cao hiệu quả quản lý hạ tầng thương mại biên giới. Tăng cường hợp tác với lực lượng chức năng quản lý hạ tầng thương mại biên giới các tỉnh biên giới Lào, Campuchia; xây dựng và củng cố các cơ chế phối hợp song phương trong quản lý hạ tầng thương mại biên giới.

- Cải cách thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch, tinh gọn, phục vụ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cộng đồng và xã hội.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng kỹ thuật, cung ứng các dịch vụ hỗ trợ thương mại biên giới.

b) Xây mới, cải tạo, nâng cấp hạ tầng thương mại biên giới

- Rà soát, xây dựng danh mục hạ tầng thương mại biên giới cần ưu tiên đầu tư phát triển.

- Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới phù hợp với điều kiện phát triển của tỉnh, nhằm đẩy mạnh hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa và cải thiện đời sống của cư dân khu vực biên giới.

- Khai thác hiệu quả hạ tầng thương mại biên giới hiện có; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng cho thương mại biên giới, đưa hạ tầng kỹ thuật trở thành tiền đề mở đường cho thương mại biên giới phát triển.

- Tăng cường thu hút đầu tư cho hạ tầng thương mại khu vực biên giới, chợ biên giới, kho hàng hóa, kho ngoại quan…đặc biệt ưu tiên đầu tư xây dựng chợ biên giới trong Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y từ nhiều nguồn vốn khác nhau.

c) Phát triển các trung tâm logistics phục vụ xuất khẩu hàng hóa

- Đầu tư phát triển các trung tâm logistics đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa, thúc đẩy hoạt động trung chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa; kết nối hàng hóa từ vùng sản xuất đến khu vực cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

- Ưu tiên quỹ đất dành cho đầu tư phát triển hạ tầng logistics tại khu vực cửa khẩu quốc tế Bờ Y phù hợp với quy hoạch các ngành, lĩnh vực liên quan.

d) Đào tạo nguồn nhân lực, thương nhân phát triển và quản lý hạ tầng thương mại biên giới

Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động làm công tác quản lý hạ tầng thương mại biên giới; phát triển đội ngũ thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh tại chợ biên giới, siêu thị, trung tâm thương mại, kho, bến bãi tập kết phương tiện hàng hóa…nắm được các quy định liên quan đến hạ tầng thương mại biên giới.

Nội dung kế hoạch cụ thể xem tại đây

BBT trang thông tin điện tử 

Các tin cùng chủ đề 10
Top page Desktop